Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Thanh Tân - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn xã Thanh Tân

Đăng lúc: 16:19:25 26/04/2024 (GMT+7)
100%
Print

          Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn xã Thanh Tân

1.     Đặc điểm tình hình

Thanh Tân là một miền núi điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, có 11/13 thôn thuộc thôn đặc biệt khó khăn, xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Như Thanh, có tổng diện tích tự nhiên là 9.627,37 ha; địa hình phức tạp, diện tích đồi núi chiếm hơn 70%/tổng diện tích toàn xã. Về địa lý hành chính, phía Nam tiếp giáp với xã Thanh Kỳ huyện Như Thanh, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; phía Đông tiếp giáp với xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống; phía Tây tiếp giáp với xã Xuân Thái, và xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Lạc huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An, phía Bắc tiếp giáp với xã Xuân Phúc huyện Như Thanh. Xã Thanh Tân có 13 thôn, bản với tổng 1.786 hộ, 7.780 nhân khẩu; có 03 dân tộc chủ yếu sinh sống gồm Thái, Kinh, Mường, trong đó dân tộc Thái chiếm 75%; dân tộc kinh chiếm 20%; Mường và các dân tộc còn lại chiếm 5%. Đảng bộ xã Thanh Tân có 20 chi bộ, trong đó có 13 chi bộ nông thôn, 01 chi bộ Quân sự, 01 chi bộ công an xã, 04 chi bộ nhà trường và 01 chi bộ trạm y tế, với tổng số 329 đảng viên, số ủy viên BCH Đảng bộ là 14 đồng chí, BTV là 5 đ/c Tổng số cán bộ xã, thôn 57 đ/c, trong đó: Cán bộ chủ chốt xã 07 đ/c, Trưởng các đoàn thể 04đ/c, Cán bộ công chức chuyên môn 07 đ/c, cán bộ không chuyên trách 08 đ/c, cán bộ hợp đồng 02 đ/c; Bí thư chi bộ 20 đ/c, Trưởng thôn 13 đ/c.

2. Những thuận lợi, khó khăn.

* Thuận lợi

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ - HĐND - UBND- UB MTTQ huyện Như Thanh. Sự giúp đỡ nhiệt tình, tích cực của các phòng, ngành, đơn vị cấp huyện. Với chủ trương, chính sách, cơ chế sáng tạo- linh hoạt- đổi mới- tích cực - đồng bộ và quyết liệt của Tỉnh. Hàng năm, ngân sách Nhà nước, địa phương, các nguồn tài trợ xã hội, và của nhân dân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong xã ngày càng nhiều; đặc biệt là việc tự đầu tư xây dựng nhà ở và các cơ sở kinh tế của nhân dân là rất lớn.

- Sự đồng thuận, thống nhất cao của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân trong xã; Hệ thống chính trị ổn định, an ninh trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, nhân dân có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và tích cực tham gia công cuộc xây dựng NTM. Có đội ngũ cán bộ, Công chức trẻ, khỏe, năng động, có phẩm chất đạo đức cách mạng và đạt chuẩn. Đặc biệt là có đội ngũ cán bộ chủ chốt năng động, sáng tạo, giám nghĩ, giám làm và chịu trách nhiệm.

- Là một xã xuất phát từ kinh tế thuần nông, thực tế trong nhiều năm qua, trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội - môi trường, tại địa bàn xã đã được các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương hết sức quan tâm; đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong xã, bằng những cơ chế chính sách, có kế hoạch quản lý phù hợp và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng...vv. Vì vậy, Thanh Tân đang từng bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nông dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới.

* Khó khăn

- Xây dựng NTM là chương trình mục tiêu Quốc gia lớn, do đó chưa có kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện.

- Một bộ phận nhỏ cán bộ, Đảng viên và nhân dân, ban đầu chưa nhận thức đúng về xây dựng NTM, nên có biểu hiện trông chờ vào nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

- Về mặt địa lý không thuận lợi, tài nguyên khoáng sản không có, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và ngành nghề, .... vv

           - Thường xy ra hạn hán vào mùa khô, bão lụt vào mùa mưa, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, nên khả năng khai thác, tận dụng đất đai còn hạn chế, hệ thống kênh mương chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu trong xã, vốn đầu tư cho sản xuất nông - lâm nghiệp chưa cao dẫn đến giá trị sản phẩm trên 1 ha còn thấp so với tiềm năng;

          Thanh Tân là xã vừa thoát khỏi xã 135 nguồn ngân sách phụ thuộc vào ngân sách cấp trên, nguồn thu hạn chế do vậy không có nguồn kinh phí để hỗ trợ kích cầu cho các thôn xây dựng các công trình.

3. Kết quả thực hiện chương trình XDNTM.

Qua rà soát theo Quyết định 32/2022/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2022 Về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025, xã đánh giá có 11/19 đạt, 8/19 tiêu chí chưa đạt, cụ thể”

- Các tiêu chí đã đạt: 11 tiêu chí gồm.

1. Tiêu chí 1: Về quy hoạch.

2. Tiêu chí 3: Thủy lợi và phòng chống thiên tai

3. Tiêu chí 4: Điện

4. Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

5. Tiêu chí 8: Thông tin và truyền thông

6. Tiêu chí 11: Nghèo đa chiều

7. Tiêu chí 12: Lao động

8. Tiêu chí 14: Giáo dục đào tạo

9. Tiêu chí 15: Y tế.

10. Tiêu chí 16: Văn hóa

11. Tiêu 19: Quốc phòng và an ninh.

- Các tiêu chí chưa đạt: 08 tiêu chí gồm.

1. Tiêu chí 2: Giao thông

2. Tiêu chí 5: Trường học

3. Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa

4. Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư                                

5. Tiêu chí 10: Thu nhập

6. Tiêu chí 13: Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

7. Tiêu chí 17: Môi trường và an toàn thực phẩm.

8. Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

+ Số thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM đến hết năm 2023; Gồm 04 thôn:

1.     Thôn Khả La đạt chuẩn NTM năm: 2018

2.     Thôn Hợp Nhất đạt chuẩn NTM năm: 2020

3.     Thôn Thanh Quang đạt chuẩn NTM năm: 2021

4.     Thôn Tân Mỹ đạt chuẩn NTM năm: 2021

- Số thôn chưa được công nhận tính đến thời điểm hết năm 2023; Gồm 09 Thôn:

- Đánh giá việc thực hiện các tiêu chí; những tiêu chí khó đạt, nguyên nhân.

Đến thời điểm này xã đạt 12/19 tiêu chí. Tuy nhiên, trong 12 tiêu chí đạt, có tiêu chí: Nghèo đa chiều, lao động đã hoàn thành nhưng đang còn non. Hiện tại, xã Thanh Tân còn 03 tiêu chí khó thực hiện đòi hỏi nguồn vốn lớn là: Giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa. Theo đó, xã cần đầu tư  mở rộng một tuyến đường xã với chiều dài 1,6km cần mở rộng để đạt nền đường 6,5m (hiện trạng 5m); mở rộng mặt đường đạt 3,5m (hiện trạng 3m) bên cạnh đó đối với đường xã cần làm rãnh thoát nước 2 bên đường các tuyến đường xã đảm bảo đi lại của người dân và vận chuyển, lưu thông của phương tiện. Đối với đường trục thôn cần mở rộng và đổ bê tông khoảng 2,37km, dự kiến kinh phí để hoàn thành tiêu chí giao thông là 2,7 tỷ đồng. Để hoàn thành tiêu chí trường học cần xây dựng Nhà hiệu bộ ( đã có vốn theo NQ 264), nhà bảo vệ, nhà công năng, sửa chữa nền các phòng học, chỉnh trang khuôn viên Trường THCS bán trú xã Thanh Tân kinh phí dự kiến 1,6 tỷ đồng. Về tiêu chí văn hóa đối với UBND xã: Cần sắp xếp, bổ sung thêm các trang thiết bị trong hội trường, bổ sung các biển tên phòng, bảng nội quy hoạt động. Tiếp tục chỉnh trang, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị của khu thể thao xã, khu vui chơi trẻ em và người già theo quy định.... Đối với các thôn: cần xây dựng mới 02 nhà văn hóa thôn Thanh Vinh, Bò Lăn, mua sắm, bổ sung thiết chế nhà văn hóa thôn như bàn ghế, loa đài, ti vi....Vôi ve lại các nhà văn hóa, các công trình phụ trợ; bắn tôn mái và hành lang các nhà văn hóa thôn, dự kiến kinh phí 3,3 tỷ đồng.

Từ nay đến cuối năm 2024 cùng với sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí của cấp trên và nguồn kinh phí đối ứng của địa phương, Đảng ủy, UBND xã sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ trong công tác triển khai vận động nhân dân tổ chức thực hiện các tiêu chí, không thụ động trông chờ, ỷ lại vốn của Trung ương và của tỉnh, mà xác định tiêu chí nào thuận lợi, dễ thực hiện thì tổ chức thực hiện trước; đồng thời, duy trì giữ vững nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được. Tận dụng mọi nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cảnh quan môi trường. Phấn đấu đến cuối năm 2024 xã Thanh Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới”.

Tình hình huy động, sử dụng các nguồn vốn thực hiện Chương trình NTM

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2023 là 67.207 triệu đồng.

Trong đó:

- Vốn NS TW            = 12.708 triệu đồng.

- Vốn NS tỉnh            = 40.676 triệu đồng.

- Vốn NS huyện         = 11.512 triệu đồng

- Vốn NS xã là           = 942 triệu đồng.

- Vốn lồng ghép         = 286 triệu đồng

- Vốn huy động từ nhân dân = 1.083 triệu đồng

* Tình hình nợ XDCB: 1.744.780.000đ

4. Những kinh nghiệm hay và cách làm sáng tạo trong tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương.

Quá trình triển khai xây dựng NTM của xã đã có nhũng cách làm hay, sáng tạo hiệu quả. Trước hết là công tác tuyên truyền vận động, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền quán triệt đến các chi bộ, đảng viên, cán bộ và quần chúng nhân dân; Phân công trách nhiệm cụ thể cho MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện chương trình phối hợp thống nhất hành động nhịp nhàng; vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, làm tốt công tác tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, vận động nhân dân ký cam kết xây dựng  nông thôn mới; Đến nay trên địa bàn xã đã có nhiều mô hình về phát triển kinh tế, văn háo xã hội, quốc phòng, an ninh; Hiện tại có 09 Mô hình cụ thể: Mô hình Khu dân cư “sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Mô hình “Khu dân cự tự quản bảo vệ môi trường”. Mô hình Tổ hội nghề nghiệp ‘‘Nuôi ốc nhồi ”. Mô hình Tổ hợp tác ‘‘Chăn nuôi dê”. Mô hình Ra mắt “Tổ tự quản bảo vệ môi trường nông thôn”. Mô hình “Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương”  giúp đỡ, chăm sóc trẻ em mồ côi. Mô hình vườn sạch, nhà đẹp khu dân cư. Mô hình Camera An ninh trên toàn xã.

5. Đánh giá chung.

Với quyết tâm cao trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2024, cấp uỷ Đảng, chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình Xây dựng NTM trên địa bàn xã một cách đồng bộ, quyết liệt, tạo sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã trong phong trào xây dựng NTM, xã đã hoàn thành 11/19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc Gia về xây dựng NTM. Trong nhữn năm qua thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã, nhân dân đã có cái nhìn rõ nét hơn về mô hình nông thôn mới. Cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng được nhu cầu phát triển dân sinh; Sản xuất phát triển góp phần đưa thu nhập của hộ nhân dân tăng cao, bền vững; đời sống vật chất tinh thân của nhân dân ngày một nâng cao. Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng được mở rộng. Công tác xóa đói giảm nghèo, chính sách đền ơn đáp nghĩa được thực hiện tốt, giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới ngày càng được nhân dân hưởng ứng tích cực, cảnh quan môi trường được cải thiện; trật tự xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ được phát huy, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh

Thông qua chương trình xây dựng NTM, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn được nâng lên một bước. Thể hiện tốt vai trò Đảng lãnh đạo, Đảng viên gương mẫu, tiên phong, nòng cốt đi đầu trong thực hiện mục tiêu xây dựng NTM. Nhận thức trong nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, người dân tin tưởng, tự tin và chủ động tham gia vào công việc trong xây dựng NTM. Đã huy động thành công sức mạnh của cộng đồng và cả hệ thống chính trị trong xây dựng NTM.

Qua chương trình xây dựng NTM đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong phong trào hiến đất làm đường, trong phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng.

*. Ưu điểm

- Cấp uỷ Đảng, chính quyền đã quan tâm chú trọng chỉ đạo việc xây dựng NTM một cách quyết liệt và xác định xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt, MTTQ, các đoàn chính trị xã hội đã tập trung đa dạng các hình thức thông tin, tuyên truyền góp phần lan toả mục đích, ý nghĩa của Chườn trình đến rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân.

- Người dân đã nâng cao được nhận thức và ý thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhất là trong việc nâng cao tổ chức phát triển sản xuất và đóng góp ngày công, tiền bạc, hiến đất để xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, do đó khi tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình đã được nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện.

*. Hạn chế, tồn tại:

Các thành viên ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM của xã đều kiêm nhiệm, vừa triển khai chương trình xây dựng NTM vừa phải hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội do huyện giao nên khối lượng công việc quá lớn đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

Một số tiêu chí cần huy động nguồn vốn lớn như đường giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, Chợ nên tiến độ triển khai còn chậm so với mục tiêu đặt ra.

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã đã đạt tiêu chí NTM song phải thường xuyên củng cố để đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất và dân sinh, đảm bảo tốt trong công tác phòng chống thiên tai.

Đã quan tâm du nhập và đào tạo một số ngành nghề nhưng không duy trì được nghề và thiếu bền vững.

Công tác tuyên truyền, tổ chức vận động người dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường đã đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫn còn hạn chế chưa thực sự bền vững.

- Nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, huyện trong xây dựng NTM chậm đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng các hạnh mục công trình, dự án của xã.

- Việc huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới kết quả đạt thấp;

- Việc xây dựng hệ thống nước sạch tập trung hiện nay theo tiêu chí mới gặp rất nhiều khó khăn.

- Một số mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất hiệu quả chưa cao; chưa có sản phẩm chủ lực, việc xây dựng sản phẩm OCOP còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

- Công tác tuyên truyền, vận động cũng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tạo ra được phong trào thi đua xây dựng NTM trong nhân dân.

6. Các giải pháp thực hiện trong năm 2024

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, người dân và doanh nghiệp trong xây dựng NTM để thực hiện hoàn hành mục tiêu đề ra trong năm 2024.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trong năm 2024.

3. Các ngành, thành viên tham gia BCĐ của xã căn cứ nhiệm vụ chính trị được giao phải xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành mình để chỉ đạo và hướng dẫn  tổ chức thực hiện một cách đồng bộ mục tiêu xây dựng NTM.

4. Tăng cường thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả, bền vững Chương trình.

5. Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm mới để thúc đẩy chuyển dịch lao động khu vực nông thôn.

6. Phát động phong trào thi đua giữa các thôn trên địa bàn và giữa các tổ chức đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị, nhằm tạo ra khí thế thi đua sôi nổi trong phong trào xây dựng nông thôn mới. 

7. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương của Tỉnh để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn mới. Tiếp tục chỉ đạo lồng ghép, phân bổ hợp lý các nguồn vốn, chương trình, dự án để đầu tư cho xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Tăng cường các biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc; tổ chức định kỳ công tác sơ kết, tổng kết để đánh giá, khen thưởng và uốn nắn kịp thời; đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng, phát hiện những cách làm hay, mô hình tốt để phổ biến nhân diện rộng.

8. Tăng cường duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã được công nhận của các xã đạt chuẩn.

9. Đề xuất giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả triển khai
Chương trình.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, người dân và doanh nghiệp trong xây dựng NTM để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng NTM năm 2024 và phấn đấu về đích xã NTM trong năm 2024.

- Tăng cường thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả, bền vững Chương trình.

- Tiếp tục phong trào thi đua giữa các thôn trên địa bàn xã và giữa các tổ chức đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị, nhằm tạo ra khí thế thi đua sôi nổi trong phong trào xây dựng nông thôn mới. 

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, huyện về phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức học tập kinh nghiệm của các đơn vị trong địa bàn huyện cho các thành viên ban phát triển các thôn.

Xã phấn đấu hoàn thành các tiêu chí trước 30/10/2024.

                                                                                   Lê Nhung

 

  

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289