một số lưu ý trong việc chăm sóc lúa vụ xuân năm 2024
Hiện nay, nhân dân trên địa bàn toàn xã đã gieo cấy xong lúa xuân. Việc chăm sóc, bón phân kịp thời cho cây lúa trong giai đoạn này có ý nghĩa hết sức quan trọng, bón tập trung, bón đầy đủ, kịp thời các loại phân đảm bảo dinh dưỡng cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, góp phần quyết định năng suất lúa. Ban Khuyến nông xã Thanh Tân hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho cây lúa trong giai đoạn hiện nay, cụ thể như sau:
Thời tiết đã ấm dần lên, diện tích lúa xuân muộn trà 1đang bén rễ hồi xanh, đảm bảo cây lúa sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe, nông dân cần có biện pháp chăm sóc, bón phân kịp thời cho ruộng lúa, thường xuyên giữ đủ nước trên mặt ruộng mặt ruộng từ 1-3cm, tuyệt đối không để ruộng lúa bị cạn nước, hoặc để ngập nước quá sâu, dặm tỉa đối với diện tích lúa bị chết, đồng thời bón thúc phân cho lúa giai đoạn đẻ nhánh với phương pháp và lượng phân cho một sào Bắc Bộ, cụ thể như sau:
Bón phân đơn: Đạm u rê từ 3 - 4kg, Kaly clorua: 2 - 3kg.
+ Bón phân NPK Lâm Thao khép kín: NPK : 10 - 12kg/sào.( tùy vào chân ruộng cụ thể trên cây lúa có thể bón 6 8 kg/sào)
Lưu ý: Kết hợp làm cỏ sục bùn ngay sau khi bón thúc phân cho ruộng lúa.
Nhân dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và có biện pháp sử lý theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Lưu ý: bệnh nghẹt rễ sinh lý, chuột, ốc bươu vàng cắn hại lúa, Để hạn chế bệnh nghẹt rễ sinh lý, sau khi bón thúc lần một cho ruộng lúa bà con nhân dân cần tiến hành làm cỏ, sục bùn ngay cho ruộng lúa. Ngoài ra, chú ý phòng trừ bọ trĩ gây hại trên ruộng lúa mới cấy.Trong giai đoạn hiện nay. thường xuyên thăm đồng kiểm tra tình hình sâu bệnh có biện pháp phòng trừ kịp thời tuyên truyền kỹ thuật đến nông dân trên địa bàn toàn hiện nay thời tiết về đêm và sáng có sương mù, trời âm u xen kẽ nắng thời tiết ấm dần lên cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát sinh, phát triển, do đó bà con nông dân cần chú ý theo dõi một số sâu bệnh thường gặp như bệnh đạo ôn, bệnh nghẹt rễ, ốc bươu vàng .Theo khuyến cáo, trên trà lúa xuân giai đoạn này cũng thường hay xuất hiện bệnh như: bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Khi bệnh xuất hiện, phải dừng bón phân đạm, không phun thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón lá và duy trì mức nước trong ruộng 3-4 cm. Phun phòng trừ bằng một trong các loại thuốc như: Linacin 40SL, Xanthomix 20 WP, Starner 20WP Đối với bệnh lùn sọc đen: Cần nhổ bỏ, tiêu hủy những khóm bị bệnh; phun thuốc trừ rầy vì rầy lưng trắng là côn trùng môi giới truyền vi rút gây bệnh. Tích cực chăm sóc cây lúa để tăng cường sức chống chịu của cây với bệnh, kết hợp phun dinh dưỡng qua lá, phân vi lượng, các sản phẩm có tác dụng kích thích ra rễ đối với những ruộng bị bệnh nặng.
Khuyến nông viên
- Kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân xã khoá X
- Tập trung gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024 - 2025
- Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- xây dựng NTM
- Khuyến cáo các biện pháp phòng, chống rét đậm rét hại tháng 12 năm 2024
- Quýt da xanh Thanh Tân
- Mật ong Thanh Tân
- xây dựng NTM xã Thanh Tân
- Công an Huyện tổ chức lễ bàn giao nhà Mái ấm cho hộ nghèo tại xã Thanh Tân.
- kỳ họp thứ 11 của Hội đồng nhân dân xã Thanh Tân
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289