tiềm ẩn hiểm họa từ trái cây tươi
Từ trước đến nay ai cũng biết ăn nhiều trái cây làm giảm gây ung thư. Nhưng trong tình hình hiện nay, ăn nhiều trái cây lại dễ mắc bệnh ung thư hơn bởi ở nước ta hiện nay ngoài người sản xuất, người kinh doanh cũng không thua kém trong việc lạm dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật để đạt mục đích lợi nhuận
TIỀM ẨN NHIỀU MỐI HỌA TỪ "TRÁI CÂY TƯƠI"
Để hạn chế các yếu tố dẫn đến tổn thất nông sản sau khi thu hoạch cho đến khi đưa tới tay người tiêu dùng việc sử dụng hóa chất diệt mầm, chất điều hòa sinh trưởng (để kìm hãm sự phát triển của rau, quả) là rất cần thiết. Nhiều loại quả (chuối, cà chua, lê...) phải thu hoạch lúc còn xanh để giữ được lâu và dễ vận chuyển, vì vậy điều khiển quả chín đồng loạt, hình thức đẹp là điều rất dễ hiểu.
Hiện nay, công nghệ bảo quản sau thu hoạch rau quả trên thế giới đã đạt được những thành tựu đáng kể do từng bước loại bỏ những hóa chất bảo quản có độc tính cao được tổng hợp từ hóa chất nhân tạo và thay thế chúng bằng chất không độc được chiết xuất từ các hợp chất tự nhiên. Tuy vậy, do giá thành chưa thuyết phục, nên nhà phân phối sẵn sàng sử dụng bất cứ loại hóa chất nào để bảo quản trái cây miễn là giúp chúng tươi lâu, không bị hư hỏng, thối rữa trong một thời gian dài và có giá thành thấp. Từ nhu cầu đó, một thị trường tự do về thuốc bảo quản trái cây bành trướng khắp nông thôn cho tới thành thị khiến cho TS. Hồ Hữu An thuộc Đại học Nông nghiệp Hà Nội phải thốt lên rằng: "Mua hóa chất bảo quản dễ như mua rau ngoài chợ. 70% lượng hàng là thuốc của Trung Quốc".
Điểm mặt các hóa chất độc hại được sử dụng phổ biến hiện nay có: Chất carbendazim - hoá chất trị nấm, gây rối loạn hệ thống nội tiết tố. Khi thử trên chuột thì thấy carbendazim có khả năng tích lũy dần trong cơ thể, tới lúc nào đó sẽ gây đột biến, kích thích tế bào khối u phát triển, ảnh hưởng đến bào thai và gây dị dạng cho thế hệ sau; chất Ethephon - một loại thuốc nhập về Việt Nam với mục đích dùng để kích mủ cao su - nhằm thúc chín hoa quả Thí nghiệm loại thuốc này trên chuột, thỏ cho thấy thuốc có khả năng gây độc cấp tính đường miệng, đường da, hô hấp, kích thích cho da, mắt còn người tiêu dùng ăn những loại hoa quả ngâm các hóa chất này trong thời gian dài sẽ có nguy cơ ung thư cao, thậm chí gây đột biến gen, ảnh hưởng đến thế hệ sau.
Táo, lê, cam, quýt kể cả nho bày bán cả tháng trời nhưng vẫn không hề hư hỏng và màu sắc vẫn không thay đổi do sử dụng chất bảo vệ có gốc gốc clo, thuốc diệt cỏ, peroxit rất độc hại. Để bảo quản nhãn, thường sử dụng lưu huỳnh để đốt, xông hơi. Đây là chất được phép sử dụng ở liều lượng không vượt quá 30ppm (phần triệu) vì lưu huỳnh chỉ có tác dụng diệt côn trùng, diệt vi khuẩn trên vỏ nhãn, giúp kéo dài thời gian bảo quản nhãn (bảo quản từ 5 - 7 ngày). Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nồng độ, vượt mức cho phép, lưu huỳnh sẽ ngấm vào cùi nhãn có thể gây ngộ độc cho người sử dụng bởi trong quá trình xông, khí SO2 gặp hơi ẩm trong phổi sẽ thành H2SO2 (axit xunfurơ) - một chất oxy hóa cực độc.
Hãy là người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn sản phẩm phù hợp cho sức của bạn và gia đình bạn.
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289